Hôi
miệng được định nghĩa là bất kỳ mùi khó chịu nào trong hơi
thở từ miệng được phát hiện bằng mũi. Đây là một chứng bệnh thường gặp,
ảnh hưởng tới sinh hoạt của cá nhân, khả năng làm việc, sự tham gia những
hoạt động xã hội, biểu lộ tình cảm. |
Hôi
miệng, vấn đề gặp phải ở rất nhiều người
Hôi
miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già. Hôi miệng tăng nhẹ
theo tuổi, càng lớn tuổi mùi hôi miệng càng tăng. Tỷ lệ hôi miệng nam nhiều hơn
nữ, đặc biệt là những người trên 20 tuổi. Hôi miệng không chỉ khiến bạn và người
đối diện e ngại khi giao tiếp mà còn là biểu hiện của một số bệnh liên quan.

Nguyên
nhân chủ yếu của chứng hôi miệng
Có
rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây hôi miệng nhưng 90% là từ miệng, trong đó
phải kể đến tình trạng nhiễm khuẩn tại miệng. Nguyên nhân là do vệ sinh răng
miệng kém, có nhiều cao răng, mảng bám răng gây ra các bệnh răng miệng như: Vôi
răng nhiều, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, apxe răng (mủ chân răng), vệ sinh
răng sứ không tốt. Ngoài ra biến chứng do mọc răng khôn cũng là nguyên nhân gây
hôi miệng.

Nếu
bạn gặp 1 trong những vấn đề này, hãy giải quyết ngay
Nếu
bạn đang mắc phải một hoặc nhiều những vấn đề răng miệng như trên thì hãy
đến các trung tâm nha khoa uy tín để khám và điều trị. Những giải pháp
thông thường cho các bệnh này là:
- Cạo vôi răng 6 tháng định kỳ là điều quan
trọng đầu tiên để ngăn ngừa hôi miệng, viêm nướu và viêm nha chu.
-
Trám răng sâu để bảo vệ tủy răng trước sự xâm lấn của vi khuẩn
có thể gây mất răng.
- Nhổ răng khôn nếu bạn trên 18 tuổi để ngăn
ngừa các biến chứng.
-
Những trường hợp viêm tủy do sâu răng, trám răng phải điều trị ngay tránh
tình trạng apxe răng (chân răng có mủ).
-
Chăm sóc răng sứ, implant thật kỹ theo hướng dẫn của bác sĩ, vì răng sứ vệ
sinh khó hơn bình thường.

Khám
răng chuyên sâu giúp phát hiện hầu hết các vấn đề về răng
miệng |
Các
nguyên nhân khác gây hôi miệng như:
Hôi
miệng do mảng bám lưỡi là một “chất lắng mềm” được tạo thành từ một màng sinh
học bám vào bề mặt lưỡi. Mảng bám lưỡi được phân biệt với các dạng lắng đọng
khác trong khoang miệng như mảng bám răng, cao răng... cũng gây hôi miệng.

Làm
sạch mảng bảm lỡi để hạn chế hôi miệng
Khô
miệng với các triệu chứng: giảm vị giác, khó nuốt, viêm niêm mạc miệng, dễ sâu
răng, nhiều mảng bám trên răng và lưỡi thường gặp ở người trên 50 tuổi, thiếu
sinh tố, mãn kinh, tuyến nước bọt kém hoạt động, liệt dây thần kinh mặt (dây
VII), cơ thể mất nước, thở bằng miệng, đái tháo đường, trầm cảm, lạm dụng
rượu, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, dùng thuốc... cũng gây hôi miệng.

Hãy
tích cực uống nước cũng là cách hạn chế hôi miệng
♦ Nhiễm
khuẩn đường hô hấp, do bệnh hệ thống (suy thận, suy gan, người bị bệnh đái tháo
đường) cũng có thể bị hôi miệng.
♦ Nguyên
nhân từ đường tiêu hóa: Bệnh nhân bị nóng rát sau xương ức, ợ hơi và có thể bị
loét hoặc đau dạ dày không rõ nguyên nhân.
♦ Do
thực phẩm: Mùi hôi giống như mùi của thực phẩm đã dùng và chỉ nhất thời xảy ra
sau khi ăn uống (hành, tỏi) hay dùng thuốc (thuốc chứa nitrat, cồn,
chloralhydrat và iodin). Sự trao đổi chất giữa một số thức ăn và đồ uống nhất
định tạo ra các acid béo bay hơi và các chất có mùi hôi khác được bài tiết qua
phổi.
♦ Hút
thuốc lá: Người nghiện thuốc lá có mùi hôi miệng thường gặp nhất và dễ nhận biết
nhất. Mùi thuốc lá có thể kéo dài trong hơn một ngày sau khi ngừng
hút.